Tập tính cảnh giác
Tập tính cảnh giác

Tập tính cảnh giác

Tập tính cảnh giác (Vigilance) trong lĩnh vực sinh thái học hành vi đề cập đến việc một con vật có hành vi thăm dò, kiểm tra, dò xét môi trường xung quanh nó để tăng khả năng phát hiện, nhận biết về sự hiện diện của một động vật ăn thịt đang rình rập, ẩn nấp đâu đó. Tính cảnh giác cao độ và luôn tập trung dò xét thận trọng là một tập tính quan trọng trong quá trình kiếm ăn vì nhiều động vật thường phải mạo hiểm ra khỏi nơi ẩn nấp an toàn để tìm thức ăn, đây là một trong những cơ chế tự vệ của động vật vốn là con mồi.Tuy nhiên, sự thận trọng sẽ phải trả giá bằng thời gian dành cho việc tìm thức ăn và việc ăn bữa ăn kiếm được, do đó sẽ có một sự đánh đổi giữa cả hai. Khoảng thời gian mà động vật dành để cảnh giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm nguy cơ bị săn mồi và cái đói và cả cái khát. Cảnh giác thường được quan sát thấy ở những động vật kiếm ăn theo nhóm, chẳng hạn như chim chích chòe than mắt vàng (Junco phaeonutus) và chồn đất/cầy vằn (Suricata suricatta). Kiếm ăn theo nhóm làm giảm nguy cơ bị săn mồi của một cá thể và cho phép chúng giảm cảnh giác của chính mình trong khi cảnh giác của cả nhóm vẫn được duy trì.Các tín hiệu đánh động, cảnh báo có thể được sử dụng để cảnh báo nhóm về sự hiện diện của những kẻ săn mồi. Các nhóm của một số loài có ít nhất một cá thể làm nhiệm vụ canh gác trông chừng những kẻ săn mồi trong khi những cá thể còn lại sẽ lo đi kiếm ăn. Những con mồi cũng có thể tự bảo vệ bằng sự đoàn kết được đặc trưng bởi một lối sống theo bầy, theo đó giúp chúng gia tăng sự cảnh giác đối với kẻ thù chẳng hạn như một bầy nai sẽ có sự cảnh giác, chú ý cao hơn vì có nhiều cá thể quan sát hơn so với một cá thể nai đi lạc, tuy có bản năng cảnh giác và sợ sệt nhưng có thể chúng không bao quát như khi đi theo bầy.